"Xã hội rất yêu cầu chúng ta phải minh bạch, công khai, rõ ràng về giá thành dịch vụ viễn thông, dù viễn thông là thị trường rất cạnh tranh, nhiều dịch vụ có giá thành đã giảm hàng chục lần so với thời điểm mới cung cấp", Thứ trưởng chỉ ra. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng cần nắm bắt được giá thành dịch vụ để biết doanh nghiệp nào phá giá, gây bất ổn, méo mó thị trường, từ đó có những biện pháp, chế tài can thiệp kịp thời.
![]() |
Yêu cầu xác định giá thành hiện không chỉ đặt ra với riêng thị trường viễn thông mà nhiều ngành khác như điện lực cũng đang triển khai. Chỉ khi xác định được giá thành, thị trường mới biết được doanh nghiệp đang lỗ hay đang lãi. Đối với những dịch vụ thiết yếu như viễn thông thì điều này sẽ trực tiếp tác động đến quyền lợi của người dùng.
Hơn nữa, với bản thân doanh nghiệp thì nếu không nắm được giá thành dịch vụ của mình, làm sao biết được khâu nào cần xử lý, khâu nào cần tập trung đẩy mạnh? Nói cách khác, đây chính là cơ sở để doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Trước đây, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 16 để hướng dẫn doanh nghiệp tính toán giá thành dịch vụ dựa trên nguyên tắc phân bổ doanh thu. Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai thực tế thì Thông tư này đã nảy sinh một số bất cập, sai số trong tính toán của các doanh nghiệp khá lớn. Khi xây dựng, ban soạn thảo hình dung phần lớn chi phí của doanh nghiệp có thể phân bổ trực tiếp được, chỉ có một ít doanh thu không hạch toán độc lập, rạch ròi được thì mới tiến hành phân bổ theo doanh thu. Nhưng trên thực tế, khi thực hiện thì các doanh nghiệp đều phân bổ gần như 100% chi phí theo doanh thu, dẫn đến tình trạng một số dịch vụ tính theo doanh thu là lãi lớn, nhưng hiện trạng thực sự là lỗ, Thứ trưởng phân tích.
Để khắc phục những bất cập đó thì yêu cầu đặt ra là ngay từ khâu làm sổ sách đầu tiên, các doanh nghiệp đã phải bóc tách được chi phí. Nói cách khác, việc phân bổ chi phí gián tiếp (theo doanh thu) càng ít thì tỉ lệ chính xác khi tính toán giá thành càng cao. Theo tính toán của các nhà mạng, hiện tại MobiFone đang bóc tách được nhiều chi phí trực tiếp nhất, khoảng 50%. Viettel bóc tách được 47% chi phí chung, riêng chi phí di động là 42%.
Tại phiên họp thảo luận về hướng sửa đổi Thông tư 16 diễn ra sáng nay, 5/8, Cục Viễn thông đã nêu ra 3 phương án để các doanh nghiệp viễn thông và các cơ quan liên quan thảo luận, phân tích, góp ý. Đa số các ý kiến đồng tình với phương án sau khi bóc tách các chi phí trực tiếp, phần chi phí gián tiếp còn lại, không thể phân bổ được sẽ được chia theo 2 nhóm: Chi phí hạ tầng mạng lưới và chi phí phục vụ kinh doanh, với lý do phương án này tương đối đơn giản, dễ triển khai. Bản thân cơ quan quản lý cũng dễ theo dõi, kiểm tra kết quả.
Thực hiện từ 2016?
Tuy vậy, đại diện VNPT kiến nghị rằng, nên tiếp tục chẻ nhỏ hơn hai nhóm chi phí lớn nói trên, chẳng hạn như hạ tầng mạng lưới cần tách thành khấu hao, sửa chữa, điện nước... trên quan điểm "càng chi tiết, cụ thể thì doanh nghiệp càng dễ thực hiện tương đồng với nhau". Riêng đại diện Viettel đề xuất Bộ TT&TT ban hành giá cước dịch vụ trung bình trong lúc chờ đợi tính toán được giá thành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn.
Trước những trao đổi này, Thứ trưởng Lê Nam Thắng chỉ đạo trong nội dung Thông tư sửa đổi cần phải làm rõ ngay từ đầu những dịch vụ bắt buộc phải bóc tách, công bố giá thành, hạch toán riêng để doanh nghiệp nắm được. Đây là những dịch vụ cốt yếu, có tác động lớn đến đời sống như di động, băng rộng.... Mục tiêu đặt ra là cố gắng từ năm 2016, các doanh nghiệp có thể đẩy tỉ lệ phân bổ chi phí trực tiếp cao trên 70 - 80%.
Đồng tình rằng đã là kinh doanh thì phải gắn với doanh thu, Thứ trưởng cho biết Bộ sẽ chỉ đưa ra những tiêu chí để bóc tách chi phí, còn tỉ lệ phân chia cụ thể ra sao sẽ do doanh nghiệp tự đề xuất. "Giá thành dịch vụ giữa các doanh nghiệp sẽ không thể giống hệt nhau được vì mạng này có thể tập trung làm mạnh mảng này, mạng kia lại ưu tiên cho mảng khác hơn. Chính vì thế, việc quy định tỉ lệ cứng là không hợp lý". Doanh nghiệp sẽ đăng ký tỉ lệ phân chia doanh thu với cơ quan quản lý vào đầu năm, để sau đó CQQL có thể kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện phi lý sẽ có ý kiến.
T.C
" alt=""/>Giá thành dịch vụ viễn thông phải 'minh bạch'Dù chiếc điện thoại cuối cùng của BlackBerry sản xuất cách đây đã gần 4 năm nhưng vẫn có những cộng đồng nhỏ những người chơi BlackBerry tại Việt Nam còn tồn tại. Vẫn có những bài viết rải rác trên các hội nhóm về dòng điện thoại nức tiếng một thời. Đặc biệt, trên một nhóm buôn bán BlackBerry cũ, hàng ngày vẫn có vài bài đăng mua bán, trao đổi, vẫn có sản phẩm được giao dịch.
Anh Cường Phạm, một người chuyên sửa chữa và mua bán BlackBerry tại TP.HCM, cho hay mỗi ngày anh vẫn có thể bán ra được 7-8 máy (dù tin tức gần đây khiến lượng mua bán giảm hẳn).
Anh Anh Tuấn, một người chơi khác ở Cần Thơ, cho hay anh vẫn giữ một số mẫu BlackBerry làm kỷ niệm, lâu lâu mua bán trao đổi với mọi người.
“Mình vẫn sử dụng BlackBerry song song với điện thoại chính, vì dòng BlackBerry đơn giản, an toàn”, anh Tuấn tâm sự.
Trong khi đó, chị Thuỳ Trang - một người chơi BlackBerry lâu năm - cho rằng, dù nhiều người chơi đã chuyển sang các dòng máy khác nhưng ai cũng giữ một chiếc BlackBerry “để anh em gặp nhau còn có câu vô đề, thậm chí có lúc chỉ dùng nó để nhận ra nhau giữa đám đông”.
Anh Trần Mạnh Hiệp, đồng sáng lập diễn đàn Tinh Tế - một thời gian dài chơi BlackBerry, nhận xét cộng đồng chơi BlackBerry hiện nay vẫn tồn tại, dù số lượng ngày một ít đi.
“BlackBerry được yêu mến vì kiểu dáng mạnh mẽ, nam tính. Dù hiện nay nhiều người chuyển sang xài điện thoại khác nhưng tình yêu không thay đổi được”, anh Hiệp phân tích. “Nhóm người yêu thích BlackBerry thường tử tế, lịch thiệp. Họ yêu chân phương, không khoe mẽ, hiếm khi lên mạng chửi nhau như một số cộng đồng khác”, anh Hiệp nói thêm.
Rất nhiều người chơi từng gắn bó với kiểu dáng khác biệt của BlackBerry, thích hàng phím vật lý bấm rất đã tay và hiệu quả. “BlackBerry vẫn sống trong lòng mọi người, bởi nó là một phần của lịch sử phát triển smartphone. Ngay trong thời đại của nó, nó là số 1 về nhiều mặt, đặc biệt bàn phím và bảo mật. Nên mọi người vẫn sẽ nhớ về BlackBerry như một ký ức đẹp”, anh Bùi An - quản lý diễn đàn HDVietnam phân tích.
Vì sao BlackBerry “chết”?
Theo anh Trần Mạnh Hiệp, trên thực tế BlackBerry đã “chết” từ rất lâu, vào thời điểm mà hãng chuyển sang sử dụng hệ điều hành Android. Thêm nữa, BlackBerry cũng dừng bán điện thoại mới được vài ba năm.
“Điện thoại BlackBerry đúng như người ta trải nghiệm thì không còn lâu lắm rồi. BlackBerry xài Android thì không còn là BlackBerry nữa”, người đồng sáng lập diễn đàn công nghệ lớn nhất hiện nay bày tỏ.
![]() |
BlackBerry đã thay đổi bằng cách làm điện thoại màn hình cảm ứng, giữ lại phím QWERTY, chạy Android, nhưng vẫn không trụ được. (Ảnh: Hải Đăng) |
Như nhiều ý kiến đã phân tích trước đây, anh Bùi An cho rằng BlackBerry quá chậm thay đổi, quá tự tin vào chất lượng sản phẩm của mình cũng như hệ điều hành của họ.
“Trong thị trường cạnh tranh với iPhone, Android và cả máy Windows Phone lúc đó, BlackBerry hầu như không tạo ra được nhiều sáng tạo mới khiến người dùng không có lý do gì để lựa chọn”, anh Bùi An lý giải.
Việc chuyển sang Android trong những năm sau đó của BlackBerry được xem là bước đi chữa cháy, nhưng mọi chuyện đã quá muộn màng. Giống như ông lớn Nokia cũng đã chậm chân khiến cho hào quang một thời cũng vụt tắt.
“Tóm lại, BlackBerry phải rời cuộc chơi do chậm thay đổi, hệ điều hành không phát triển với ứng dụng yếu và thiếu. Cùng với đó là sản phẩm có giá khá cao, không đáp ứng được những nhu cầu mới của người dùng về công nghệ”, anh Bùi An nhận định.
Trong khi đó, chị Thuỳ Trang cho rằng ngành công nghiệp smartphone thay đổi diễn ra quá đáng sợ, nhưng những người tạo ra BlackBerry lại bình chân như vại, khiến cho sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và phát triển.
Song song đó, hệ điều hành của hãng không “mở”, không theo kịp trào lưu mạng xã hội, và số lượng ứng dụng không đáp ứng được nhu cầu.
Những hạn chế đó buộc BlackBerry phải dừng cuộc chơi phần cứng và đi theo con đường phát triển giải pháp di động.
Dù thừa nhận BlackBerry đã thất bại song những người chơi BlackBerry đến hiện tại như chị Trang không cho rằng BlackBerry đã “chết”.
“BlackBerry đã, đang, và sẽ là tượng đài trong lòng mình. BlackBerry là thanh xuân rực rỡ mình từng có, là công việc, là bạn bè, từng có khi là tình yêu. Và nó ở yên đó, ngự trị cùng thanh xuân của mình”, chị Trang tâm sự.
Hải Đăng
Điện thoại BlackBerry tại Việt Nam vẫn hoạt động bình thường sau ngày 4/1, tuy nhiên nhiều người chưa thể yên tâm hoàn toàn.
" alt=""/>BlackBerry 'chết' nhưng vẫn sống trong lòng nhiều người chơi điện thoạiÔng Kim Beom Su thành lập Kakao năm 2010, bắt đầu từ ứng dụng nhắn tin KakaoTalk. KakaoTalk cập bến chợ ứng dụng App Store tháng 3/2010. Trong chưa đầy một năm, ứng dụng đạt 10 triệu người dùng. Tính đến tháng 12/2020, 99,1% người dùng di động Hàn Quốc sử dụng KakaoTalk, tỉ lệ chưa từng có đối với bất kỳ phần mềm hay mạng xã hội nào trên thế giới. Năm 2012, Kakao mở thêm mạng xã hội KakaoStory. Đến năm 2018, 26,3% người dùng mạng xã hội Hàn Quốc bắt đầu dùng KakaoStory thường xuyên. Trong khi đó, dù tung hoành ngang dọc toàn cầu, chỉ 55,4% người dùng mạng xã hội Hàn Quốc sử dụng Facebook và 24,2% dùng Facebook Messenger.
Cựu CEO KakaoTalk Sirgoo Lee từng nói ông xem KakaoTalk là một mạng xã hội nhiều hơn là ứng dụng nhắn tin. Nhắn tin, gọi điện là chức năng cốt lõi trên ứng dụng nhưng người dùng có thể chơi game, thanh toán trực tuyến, đặt chỗ nhà hàng, đặt phòng khách sạn, tặng quà cho nhau.
Thành công của KakaoTalk không phải trường hợp đặc biệt tại Hàn Quốc. Sự thật là quốc gia này luôn có những người dẫn đầu “cây nhà lá vườn”. Chẳng hạn, công cụ tìm kiếm Naver thống trị thị trường tìm kiếm Internet, tiếp sau là Daum Kakao, còn Google chỉ chiếm thị phần nhỏ. Hàn Quốc cũng khởi xướng nhiều xu hướng toàn cầu, chẳng hạn chụp ảnh tự sướng (selca), phát sóng trực tuyến (livestream) trên Afreeca TV hay Naver V Live. Nếu như những nước khác vẫn đang loay hoay với livestream, một khảo sát của Nansmedia đầu năm 2017 đã chỉ ra gần 80% người dùng Internet Hàn Quốc từng sử dụng nền tảng phát trực tuyến trong 12 tháng trước đó.
Lợi thế của người mở đường
Những dịch vụ Kakao cung cấp không quá sáng tạo nhưng vẫn đủ sức vượt qua Facebook. Có nhiều lý do giải thích cho thành công này, từ các nội dung địa phương (ngôi sao Kpop) đến tập trung vào Android (73,86% người Hàn dùng Android). Ngoài ra, KakaoTalk là ứng dụng di động đích thực và ra đời rất đúng thời điểm.
Khi KakaoTalk mới xuất hiện, smartphone mới ở giai đoạn đầu phổ biến trong nước. Đối thủ lớn nhất của họ là Naver, hay còn gọi là “Google của Hàn Quốc”. KakaoTalk lại có lợi thế của kẻ mở đường. Là phương án thay thế miễn phí cho SMS truyền thống, nó lan nhanh như cháy rừng. Ngày càng nhiều người mở KakaoTalk, nó lại càng hữu ích hơn và củng cố vững vàng vị trí trong xã hội Hàn Quốc. Đây là thảm họa đối với các nhà mạng truyền thống. Thực tế, một vài hãng viễn thông đã kiện Kakao nhưng không có kết quả.
KakaoTalk còn phát triển My People, ứng dụng đầu tiên tại Hàn Quốc dành cho PC, có thể đồng bộ tin nhắn giữa smartphone và máy tính. Sau khi KakaoTalk thêm phiên bản desktop, My People đã bị xóa sổ.
Tất cả các tính năng nói trên giúp KakaoTalk trở thành nhà vô địch, song điều giúp ứng dụng duy trì ngôi vương chính là AniPang. AniPang là tựa game phổ thông giống với Candy Crush mà người dùng chơi qua KakaoTalk. Nó tạo ra cơn sốt trong nước vào năm 2012, thậm chí còn lan sang các nước khác như Philippines năm 2014. Do KakaoTalk kết nối người dùng với danh bạ điện thoại, các game của Kakao sẽ tự động kết nối mọi người trên các bảng điểm ảo. Trong vòng một năm sau khi ra mắt nền tảng game, KakaoTalk đã ghi nhận 400 triệu lượt tải game và tăng lượng người dùng ứng dụng thêm 30 triệu.
Game là một bộ phận quan trọng của nhắn tin tại thị trường Hàn Quốc. Một lần nữa, KakaoTalk lại có lợi thế đi đầu. Đối thủ Facebook Messenger mãi tới năm 2017 mới chính thức triển khai nền tảng game Instant Games trên toàn cầu. Thành công của Anipang mang đến doanh thu hàng trăm ngàn USD/ngày cho KakaoTalk, đồng thời kéo theo hàng loạt tựa game khác trên nền tảng. Trong quý đầu năm nay, game đóng góp hơn 115 triệu USD doanh thu cho công ty mẹ Kakao.
Kakao cũng từng cho Facebook “ngửi khói” khi sớm cho phép người dùng bày tỏ nhiều trạng thái cảm xúc hơn với nội dung từ bạn bè. KakaoStory giới thiệu bộ cảm xúc (thích, thú vị, hạnh phúc, buồn, cố lên) vài năm trước khi Facebook bổ sung Reactions vào năm 2016. Khi người dùng thêm ảnh bìa vào KakaoStory, nó sẽ tự động hiện ra trên tài khoản KakaoTalk của họ.
Nhờ không giới hạn trong hai tính năng gọi và nhắn tin, KakaoTalk có thể tùy biến để phù hợp với khách hàng ở từng thị trường khác nhau. Đúng như Bloomberg từng viết: “Seoul tới Manila chỉ cách nhau 3 giờ bay song lại có vô số khác biệt văn hóa. Đó là lý do vì sao Kakao điều chỉnh phần mềm cho mỗi thị trường thông qua tuyển dụng các nghệ sỹ địa phương, sáng tạo sticker ảo bán qua ứng dụng và thông qua việc đưa các doanh nghiệp địa phương lên nền tảng”.
Theo cựu CEO Sirgoo Lee, “tùy biến là từ khóa”. Chẳng hạn, màu vàng đặc trưng của KakaoTalk phát huy hiệu quả tại Hàn Quốc song nhiều người Indonesia lại thích màu cam. Vì vậy, họ có thể chuyển đổi màu sắc sang màu cam và giao diện cũng khác biệt đôi chút.
Trước một đối thủ hùng mạnh như Facebook, KakaoTalk vẫn có thể thành công nhờ giải quyết được nhu cầu riêng biệt của người dùng trong nước, mang màu sắc văn hóa, nhóm nhỏ. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng từng chia sẻ, đặc điểm của văn hóa là không thể bắt chước, chỉ có ai thực sự sinh ra, lớn lên ở một vùng đất mới có thể hiểu được văn hóa của địa phương đó. Do mang màu sắc văn hóa, nhóm nhỏ, những “ông lớn” mạng xã hội toàn cầu rất khó giải bài toán này. Đây chính là cơ hội của các mạng xã hội Việt Nam. Thành công mà KakaoTalk đạt được tại thị trường bản địa cho thấy đây không phải điều bất khả thi.
Du Lam
" alt=""/>Mạng xã hội Hàn Quốc 'hạ gục' Facebook